PHÂN BIỆT CÁC LOẠI INOX THÔNG DỤNG

Inox 304, 201, 316 và inox 430 là những loại inox được ứng dụng khá phổ biến. Do đó, bạn cần phải biết cách phân biệt các loại inox này. Cùng Vina Techno so sánh và phân biệt các loại inox thông dụng trong bài viết này nhé!

1. Các loại inox thông dụng
Inox (thép không gỉ) là một dạng hợp kim của sắt sở hữu thành phần chứa tối thiểu 10,5% Crôm. Inox thường khó có thể bị biến màu hay bị ăn mòn như thép thông thường khác. Chúng với khả năng chống chịu ở những môi trường khắc nghiệt, độ ẩm cao và không bị gỉ ở thời tiết ở không gian ngoài trời. Vì thế inox là cái nguyên liệu xuất sắc cho nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Hiện nay người ta đã phân phối ra hàng trăm mẫu inox khác nhau. Được phân thành 4 loại (dòng) inox chính: austenitic, ferritic, duplex và martensitic. Trong đó inox thông dụng nhất là austenitic sở hữu các mác inox đa dạng như: sus 201, 304, 316… tiếp đó là một số mã inox thông dụng của nhóm ferritic như 430, 410 và 201 của duplex…
Các loại inox phổ biến
 
2. So sánh các loại inox thông dụng
Trong bài viết này, chúng ta cùng so sánh 4 loại inox phổ biến trên thị trường đó là inox 304, inox 316, inox 201 và inox 430.
Inox 304: là vật liệu được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Trong loại inox này có hàm lượng niken lên đến 10.5% trọng lượng, crom khoảng 20%. Cũng bởi vì những tính chất nổi bật đó mà nó đáp ứng được nhu cầu người sử dụng một cách tuyệt đối.
Inox 201: là loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi chất lượng và kích cỡ phù hợp. Trong thành phần đã được giảm bớt niken thay vào đó được bổ sung mangan với 7,1%. Inox 201 là loại inox ra đời khá sớm và khả năng chống ăn mòn của loại inox này cũng khá thấp. Inox 201 có khả năng chống ăn mòn tuy nhiên nó không được tốt so với các loại inox khác nhưng bù lại giá thành của nó lại tương đối rẻ.
Inox 316: là loại inox có khả năng chống ăn mòn tốt nhất, trong phần phần hóa học có chứa Mo mà ở 4 loại inox phổ biến còn lại không có, đem đến những ưu điểm vượt trội như chịu được môi trường muối ăn mòn như clorua, florua,…
Inox 430 có thành phần hóa học gồm ít nhất 18% crom và không chứa niken, là loại inox có chất lượng thấp nhất trong 4 loại inox thông dụng, dễ bị ăn mòn, hoen ố.
 
3. Cách phân biệt các loại inox thông dụng
 
3.1 Sử dụng axit
Đây là một cách khá thông dụng và cho ra kết quả chính xác nhất với chi phí rẻ nhất hiện nay. Bạn chỉ cần chuẩn bị các miếng (thanh) inox 201 và inox 304 cùng một loại axit nhỏ. Sau đó bạn tiến hành nhỏ giọt axit lên 2 miếng inox và đợi trong 10s để quan sát bề mặt của hai miếng inox.
 
Nếu miếng inox nào sủi bọt và chuyển sang màu đỏ gạch thì đó chính là inox 201. Còn miếng inox nào không xảy ra phản ứng và chỗ nhỏ axit có màu xám thì đó là inox 304.
 
 
Kiểm tra inox bằng axit
 
3.2. Dùng thuốc thử chuyên dụng
Đầu tiên cần lau sạch bề mặt của inox, sau đó nhỏ một giọt thuốc thử vào bề mặt của cả 4 miếng. Đợi khoảng 3 phút nếu bạn thấy sự đổi màu của inox thì lúc này bạn so sánh bảng màu ở trên vỏ hộp là có thể xác định được inox. Với miếng inox có màu càng đậm thì sẽ có chất lượng càng kém.
 
Dung dịch thuốc thử chuyển sang màu đỏ nhưng sau 5 giây màu đỏ chưa tan thì đó là inox 316. Nếu chuyển sang màu đỏ nhưng tan ngay lập tức thì đó là inox 304. Còn dung dịch chuyển sang màu đen hoặc không đổi màu thì đó là inox 201 và inox 430. Bạn dùng phương pháp thử bằng nam châm để phân biệt tiếp inox 201 và inox 430.
 
Sử dụng thuốc thử molypden để kiểm tra inox
 
3.3. Dùng nước tẩy bồn cầu
Bạn chuẩn bị 4 miếng inox và dùng miếng cọ nồi để chà lên bề mặt của inox cho nó xước. Sau đó, bạn dùng nước tẩy bồn cầu để quét lên bề mặt inox. Sau 20 phút nếu bạn thấy miếng inox nào bị ố vàng thì đó sẽ là inox 201, 430 còn miếng nào không biến đổi là inox 304 và inox 316. Bạn dùng phương pháp các phương pháp khác để phân biệt tiếp các loại inox.
 
Sử dụng nước tẩy bồn cầu thử inox
 
3.4. Sử dụng nam châm
Bạn chỉ cần sử dụng nam châm để gần 4 miếng inox. Miếng inox nào bị nam châm hút mạnh thì đó là inox 430, hút nhẹ thì là inox 201, còn miếng nào không bị hút hoặc hơi có lực hút thì đó là inox 304, còn miếng nào hoàn toàn không bị nam châm hút thì đó là inox 316.
 
Sử dụng nam châm để phân biệt inox
 
Lưu ý: không nên sử dụng nam châm để thử đối với các loại inox đã thành thành phẩm. Bởi vì lúc này inox đã được gia công tạo hình các sản phẩm sẽ sinh ra từ tính nên lúc này sử dụng nam châm sẽ không còn chính xác nữa.
Tại Việt Nam nơi mà môi trường nhiệt đới, các chất liệu như sắt thép dễ bị oxy hóa, gỉ sét nên cần so sánh và phân biệt inox để chọn loại inox phù hợp nhất đem đến một lựa chọn tối ưu và hợp lý.
 
Vina Techno
about-star